Nhập nhằng nguồn gốc xuất xứ

by admin


Chất lượng nhập nhằng, trà trộn hàng và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang là bài toán đặt ra trên thị trường vật liệu nội thất gỗ công nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Thiếu một cơ chế kiểm soát minh bạch

Ván gỗ công nghiệp để đóng đồ nội thất thông thường gồm 2 phần: cốt ván và bề mặt phủ lên trên nhằm mục đích trang trí. Trong đó, cốt ván là thành phần quan trọng quyết định chất lượng và độ bền của đồ nội thất. Tuy vậy, khung kiểm định chất lượng và nguồn gốc cốt ván vẫn còn nhiều kẽ hở.

Nguồn cốt ván gỗ công nghiệp hiện tại ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Trong đó, toàn thị trường đã quen với cụm từ “ván Thái Lan”. Tuy nhiên, chất lượng ván Thái cũng có rất nhiều cấp độ khác nhau.

Thị trường Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc thường xuyên sử dụng ván chống ẩm và gần như coi đây là chuẩn mực để đánh giá cốt ván. Ván chống ẩm thông thường có màu xanh. Tuy nhiên, màu xanh chỉ là chất chỉ thị màu của tấm ván. Tính chất chống ẩm của mỗi tấm ván phụ thuộc vào thành phần chất kết dính trộn với nguyên liệu sản xuất ván. Do vậy người tiêu dùng không thể kiểm tra bằng mắt thường để nhận biết tính chất chống ẩm của một tấm ván.

Ván “Made in Thailand” trôi nổi trên thị trường. Nguồn ảnh: Internet

Lợi dụng yếu điểm này, nhiều cấp độ ván chống ẩm khác nhau ra đời. Từ ván Green – ván chỉ có màu xanh nhưng không có tính chất chống ẩm đến các cấp độ chống ẩm cao dần tỷ lệ thuận với hàm lượng hoạt chất chống ẩm trong keo: LMR (Low Moisture Resistance), MMR (Medium Moisture Resistance), HMR (High Moisture Resistance) và HMR V313 – đây là cấp độ ván chống ẩm có chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Để xác định được tính chất và nguồn gốc của một tấm cốt ván nguyên liệu, cách tốt nhất là mang mẫu ván đi kiểm định tại các cơ sở khảo sát chất lượng cốt ván hoặc yêu cầu giấy chứng nhận nguồn gốc lô hàng từ nhà cung cấp.

Ván “Made in Vietnam” khoác áo “Made in Thailand”

Tình trạng ván sản xuất trong nước nhưng mang “mác” nước ngoài vẫn xảy ra thường xuyên. Thông thường, để nhận biết nguồn gốc tấm ván, nhà sản xuất đóng dấu mộc vào cạnh mỗi tấm ván. Một tấm ván được đóng dấu quy chuẩn thường hiển thị các thông tin về: nguồn gốc ván/nhà sản xuất, thời gian sản xuất, ca sản xuất,… Việc đóng dấu mộc hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất dẫn đến tình trạng gian dối về nguồn gốc ván diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Nhập nhằng về nguồn gốc xảy ra xuất phát từ giá trị của mỗi tấm ván. Trung bình, một tấm cốt ván MDF chống ẩm độ dày 17mm sản xuất trong nước có giá từ 360.000 đồng. Một tấm ván cùng chủng loại khi đóng dấu “Made in Thailand” có giá tăng ít nhất 60.000 đồng, dao động từ 422.000 – 427.000 đồng/tấm. Biên độ lợi nhuận lớn khiến cho nhiều nhà sản xuất tự ý đóng dấu mộc thay đổi nguồn gốc xuất xứ ván để “đánh lừa” khách hàng. Ván “Made in Thailand” sản xuất tại Việt Nam do vậy không còn là hiện tượng “lạ” trong các làng nghề cũng như trên thị trường.

Thị trường cốt ván gỗ công nghiệp: Nhập nhằng câu chuyện nguồn gốc xuất xứThị trường cốt ván gỗ công nghiệp: Nhập nhằng câu chuyện nguồn gốc xuất xứ
Ván gắn mác “Made in Vietnam” nhưng đóng dấu mộc “Made in Thailand”. Nguồn ảnh: Internet

Người tiêu dùng chịu thiệt hại nặng nề nhất

Một tấm cốt ván sau khi được phủ bề mặt sẽ không nhìn thấy chất lượng cốt ván bên trong. Tuy nhiên, qua thời gian, chất lượng cốt ván thiếu ổn định sẽ sinh ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người sử dụng và độ bền sản phẩm.

See also

Giá trị của một tấm ván phụ thuộc nhiều vào thành phần chất kết dính trộn nguyên liệu. Ván có phẩm cấp cao (ván E0, E1) thì lượng formaldehyde phát thải ra môi trường sẽ thấp hơn, đồng nghĩa các loại ván này thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Formaldehyde là chất gây hại cho sức khỏe con người có trong keo dính dùng trong chế biến gỗ nhân tạo (gỗ công nghiệp). Formaldehyde có thể tồn dư trong các sản phẩm gỗ công nghiệp và phát tán ra không khí trong quá trình bảo quản và sử dụng. Đây là chất không màu nhưng có mùi hăng rất mạnh. Với nồng độ vượt tiêu chuẩn, hít phải formaldehyde gây ra các vấn đề về da, mắt, có thể làm đau đầu, nóng ở cổ họng và khó thở,…

Bên cạnh đó, chất lượng chất kết dính và công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kỹ thuật của tấm ván bao gồm tỷ trọng ván, độ bền uốn, độ bám dính đinh vít, độ trương nở… Những chỉ số này sẽ quyết định độ bền của đồ nội thất sau khi lắp đặt và sử dụng. Ván với phẩm cấp thấp đồng nghĩa các tiêu chí kỹ thuật không được đảm bảo.

Nguồn gốc xuất xứ và chất lượng cốt ván vẫn là câu chuyện khó có lời giải trên thị trường ván gỗ công nghiệp Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, giải pháp an toàn nhất vẫn là lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc ván để tạo sự công bằng trên thị trường và bảo vệ uy tín của các nhà sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

XEM THÊM:





Nguồn: interiordaily

Xu hướng vật liệu

You may also like

Về chúng tôi

Trang thông về các sản phẩm thiết kế nhà, sản phẩm, kinh nghiệm sửa chữa.

Newsletter

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

@2021 – All Right Reserved. Designed and Developed by eKnow Solutions